CLB văn hóa văn nghệ xã An Thanh biểu diễn tiết mục dân ca
Với đặc điểm văn hóa cổ truyền của dân tộc, dân ca đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người dân An Thanh và trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của các thế hệ nơi đây. Ngày nay hát dân ca không chỉ là một nhu cầu, một nhiệm vụ mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
Diễn viên CLB chụp ảnh lưu niệm cùng thầy và trò nhà trường
Trường Tiểu học An Thanh phối kết hợp với Câu lạc bộ đàn và hát dân ca xã nhà tổ chức thành công chương trình giao lưu kết nối nhà trường với câu lạc bộ VH-VN địa phương nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc qua các làn điệu chèo, hát quan họ.. của các bác, các cô chú. Hoạt động tuyệt vời này đã giúp thầy trò nhà trường cảm nhận sự gần gũi, ấm áp, thân thiện ...của người dân địa phương, cảm nhận nét đẹp trong từng câu hát ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, con người...được các bác thể hiện qua cử chỉ điệu bộ, ánh mắt.. trong mỗi điệu múa, lời ca...
Các tiết mục văn nghệ của CLB và cô, trò nhà trường
Các tiết mục văn nghệ của Câu lạc bộ
Thay mặt thầy trò nhà trường, xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các bác các cô chú trong Câu lạc bộ và chúc Câu lạc bộ VH-VN xã nhà phát triển vững mạnh để phục vụ cho bà con quê hương An Thanh yêu dấu nói riêng và phong trào văn hóa- văn nghệ của huyện, tỉnh nhà nói chung.
Ngày nay toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một quy luật tất yếu, mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển. Tuy vậy, cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức. Làm thế nào để trong dòng chảy nội lực ấy hòa nhập nhưng không hòa tan? Nội lực đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên được tiếp cận, phát huy khả năng hát dân ca, thì hoạt động này cần được nhân rộng, ra các nhà trường, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ngoại khóa âm nhạc như: tiếp tục tổ chức và duy trì Hội thi Hát dân ca cấp trường, cấp xã. Đây chính là sân chơi bổ ích và ý nghĩa để các em học sinh, sinh viên và giáo viên có dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ, được thể hiện năng khiếu ca hát, được hát lên những làn điệu dân ca mình yêu thích. Qua đó, bồi dưỡng, định hướng và truyền cảm hứng để thế hệ trẻ biết trân trọng, yêu mến các làn điệu dân ca đặc sắc. Đồng thời để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cùng các làn điệu dân ca đúng với ý nghĩa và giá trị của nó.
Các cấp, các ngành cần có những chính sách động viên, khích lệ để các thế hệ cha ông luôn gìn giữ và không ngừng phát triển để trao truyền lại cho lớp con, cháu một di sản tinh thần vô giá. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số. Lớp trẻ hiện nay luôn có xu hướng tiếp nhận cái mới, cái hiện đại mà xa dần vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, thì việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những làn điệu dân ca đặc sắc của dân tộc lại càng có ý nghĩa lớn lao. Đó là chủ trương, là hành động đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là trách nhiệm của mỗi người chúng ta trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước.
Phạm Hoa