
Đình Thanh Kỳ, xã An Thanh
Chiều ngày 7/7/2021, Đình Thanh Kỳ đã được đón đoàn thẩm định để xếp hạng di tích văn hóa. Đi cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Trung, giám đốc sở Văn hóa thể thao và Du lịch, cùng các cán bộ, chuyên viên sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh Hải Dương; Đồng chí Đặng Thị Thanh Thủy, phó phòng Văn hóa-Thông tin, đồng chí Nguyễn Thị Xoan, chuyên viên phòng VH-TT huyện Tứ Kỳ. Về làm việc với đoàn có các đồng chí ban thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo UBND, ban quản lý di tích xã An Thanh; Các đồng chí cấp ủy, lãnh đạo thôn, các cụ bô lão trong làng.
Tại buổi thẩm định, các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Thành Trung – giám đốc sở Văn hóa thể thao và Du lịch báo cáo về yêu cầu, nội dung buổi thẩm định;
Qua các cổ vật còn lưu giữ, cùng với những lời kể của các cụ bô lão trong làng: Đình Thanh Kỳ, xã An Thanh là Di tích kiến trúc kiểu chữ NhÊt (-), gåm 5 gian ®¹i b¸i và 2 gian hậu cung, được kết cấu, trạm khắc chủ yếu bằng gỗ lim với nghệ thuật độc đáo, được khởi dựng từ khá sớm, theo tư liệu Hán Nôm, Đình Thanh Kỳ được xây dựng thời Hậu Lê, niên hiệu Bảo Thái 1728. Trải qua quá trình sử dụng gần 200 năm sau, vào năm 1929, công trình đã được tu bổ. Đến tháng 9 năm 2020 được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền, cấp ủy, lãnh đạo thôn và nhân dân thôn Thanh Kỳ, đã tiến hành trùng tu, tôn tạo. Đến nay công trình đã cơ bản hoàn thiện, với khuôn viên rộng rãi, bề thế và thoáng đãng. Đình Thanh Kỳ, là một trong những di tích văn hóa có niên đại khởi dựng từ sớm, một thiết chế văn hóa làng xã tiêu biểu của người Việt. Tại đây hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý hiếm, mang phong cách nghệ thuật có giá trị về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đình Thanh Kỳ là nơi thờ 2 vị Thành hoàng là Việt Triệu Đại vương: là vị thiên thần đã giúp Quý Minh đánh giặc và trị nước và Qúy Minh Đại vương, em của Tản Viên Sơn Thánh đã giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh đuổi Thục Phán và trị yên đất nước. Cả hai vị Thành hoàng đã được 8 sắc phong vào thời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Đặc biệt là hai tấm văn bia (chữ nho) được phát lộ khi hạ giải tu sửa đình. Đã ghi lại những người có công với Làng Thanh kỳ cũng được bầu làm hậu thần dựng bia phối thờ với thần Thành hoàng: Ông Phạm Đức Lộc, nguyên là hào phú, xã trưởng xã Lập Lễ người làng Thanh Kỳ do có nhân đức với người làng Phúc Khê nay là làng Thanh Kỳ, làng Bão Phúc (Bão Lộc) nên được hai làng bầu làm Hậu thần (xem ở bia dựng năm 1728 triều Lê ở sau). Bà Phạm Thị Phàm, là người bản xã có công đức với làng xã nên cũng được bầu làm Hậu thần (xem ở bia dựng năm 1728 triều Lê ở sau).
Sau thời gian kiểm tra, khảo sát, thẩm định, đoàn kiểm tra đã sơ bộ lập biên bản, hồ sơ khoa học để trình UBND tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo địa phương, đồng chí Đặng Văn Bích cũng đã phát biểu ý kiến, cảm ơn đoàn và đề nghị đoàn tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện để Đình Thanh Kỳ được xếp hạng Di tích văn hóa. Đồng thời đề nghị cán bộ và nhân dân thôn Thanh Kỳ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị truyền thống quê hương, chung tay đóng góp, xây dựng và hoàn thiện kiến trúc, tổng thể cảnh quan Đình làng ngày càng khang trang hơn …
Đề nghị công nhận, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa đình Thanh Kỳ, là thể hiện sự tri ân và biết ơn của các thế hệ hôm nay đối với công lao và những cống hiến to lớn của các bậc tiền nhân; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Các cơ quan, tổ chức, mỗi người dân đều có trách nhiệm để tiếp tục bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa cho các thế hệ mai sau được hưởng thụ, kế thừa và phát triển.
* Một số hình ảnh về đình Thanh Kỳ: